HCLO LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA AXIT HIPOCLORƠ

HClO được sử dụng nhiều trong việc làm sạch bể bơi giữ cho bể bơi luôn xanh và sạch. Vậy HClO là gì? Tính chất và ứng dụng của HClO như thế nào? Thông tin chi tiết sẽ được Hóa Chất Hải Đăng giải đáp dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu.

1. HClO là gì?

HClO chính là Axit Hipoclorơ và có nhiều tên gọi khác như: Chlorine Hydroxide, Hydro Hypochlorite. Đây là một axit yếu có tác dụng khử trùng tốt nên được dùng để làm sạch bể bơi và một số ngành công nghiệp khác.

2. Tính chất lý hóa của HClO

2.1. Tính chất vật lý

Acid Hipoclorơ có độ pH là 7,53 và trọng lượng phân tử là 52,46g/mol. Trong điều kiện bình thường, HClO tồn tại dưới dạng lỏng và dễ bị hòa tan trong môi trường nước.

HClO là axit yếu nên dễ bị phân li thành Axit Hypochlorous. Khi đó, Axit Hipoclorơ tồn tại ở trạng thái oxi hóa +1. Tuy nhiên, chất này lại là tác nhân oxi hóa mạnh bởi khi tiếp xúc với một số chất khác có thể gây nổ hóa học.

2.2. Tính chất hóa học

Axit Hipoclorơ sở hữu tính chất hóa học đặc trưng. Bao gồm:

Thể hiện tính oxi hóa mạnh

 

Kết quả phản ứng thu được khí Clo với phương trình phản ứng:

2HClO + 2H+ + 2e- ⇔ Cl2 + 2H2O

Axit Hipoclorơ tác dụng với Axit Clohidric

 

Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí Clo với phương trình phản ứng:

HClO + HCl → H2O +Cl2

Tham gia vào quá trình phân li

 

HClO ở dạng Anion Hypochlorite sẽ xảy ra phản ứng ngay cả khi ở trạng thái ngậm nước hay dung dịch. Đây là phản ứng hai chiều với phương trình:

HClO ⇔ OCl- + H+

Ngoài ra, muối của HClO còn được sử dụng làm chất tẩy rửa. Chúng có công thức phân tử là NaClO và được gọi tên là Hypoclorit.

3. Điều chế Axit Hipoclorơ

Có nhiều cách để điều chế Axit Hipoclorơ tùy theo mục đích và quy mô sử dụng. Cụ thể:

Điều chế bằng cách cho Kali Hipoclorit tác dụng với nước:

Theo phương trình phản ứng: H2O + KClO → KHCO3 + HClO

Điều chế bằng cách tạo bọt khí Clo trong nước:

Phương trình phản ứng như sau: Cl2 + H2O ⇔ HClO + HCl

Điều chế bằng cách cho Ca(ClO)2 tác dụng với nước kèm chất xúc tác CO2:

Phương trình phản ứng: H2O + Ca(ClO)2 → CaCO3 (kết tủa) + HClO

4. Ứng dụng của Axit Hipoclorơ

HClO được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống nhưng được biết đến nhiều hơn cả là dùng để khử trùng và tẩy trắng. Nhất là khử trùng bể bơi và xử lý nước thải.

HClO trong ngành công nghiệp thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Thành phần này được dùng ở công đoạn làm sạch trước khi chế biến thực phẩm. Nhờ đặc tính an toàn nên chúng không hề gây hại cho sức khỏe con người.

hclo-4
Ứng dụng HClO trong xử lý nước

Ngoài ra, HClO là một phần trong quá trình chuyển hóa Clohiđric Clorua từ Anken.

5. Tính chất điện li của HClO

Acid HClO là chất có khả năng điện li yếu. Bởi khi hòa tan chỉ có số ít phân tử bị phân li thành ion. Số phân tử còn lại không phân li mà tồn tại ở trong dung dịch dạng phân tử nguyên bản.

Trong trường hợp bị điện phân, chúng sẽ phân hủy dễ dàng để tạo thành các Anion Hypochlorite gồm H+ và Cl-. Phương trình: HClO ⇆ H+ + ClO−

Trong khi đó, các muối có gốc ClO- đều có tính làm sạch và khử trùng tốt. Vì thế chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thực phẩm và hóa chất, tẩy rửa…

6. Những tác hại của HClO với sức khỏe

Tuy được sử dụng khá phổ biến trên thị trường ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng dung dịch HClO có thể gây hại với sức khỏe con người. Đây là hợp chất oxi hóa mạnh nên khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp sẽ gây viêm, kích ứng hay tổn thương khác.

HClO tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên sau khi tiếp xúc cần xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các biện pháp cụ thể như sau:

6.1. Hít phải HClO

Khi con người hít phải khí HClO có thể gặp phải các vấn đề như: Viêm phổi, ho, ngạt mũi, khó thở. Nếu xuất hiện dấu hiệu trên, hãy nhanh chân chạy ra khỏi nơi bị nhiễm Axit Hipoclorơ để được hít thở không khí trong lành. Trường hợp khó thở, cần có sự can thiệp của máy thở và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

6.2. Nuốt phải Axit Hipoclorơ

20211112-042742-505573-niem-mac-da-day-6-max-1800x1800
Nuốt phải HClO có thể gây loét dạ dày

Nếu nuốt phải Axit Hipoclorơ có thể gây đau, loét dạ dày, nôn ra máu, đau họng hoặc buồn nôn. Trong trường hợp này, cố gắng kiềm chế nôn mửa và uống thật nhiều nước để pha loãng nồng độ HClO. Tuyệt đối không được uống bất kỳ loại sữa hay đồ uống có ga, có cồn nào.

6.3. Tiếp xúc với mắt

HClO có thể gây nên tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ, đau rát và chảy nước mắt, thậm chí gây mù lòa. Khi không may để chất này tiếp xúc với mắt, hãy nhanh chóng dùng nước sạch để rửa liên tục trong vòng 15 phút. Sau đó, đến bệnh viện để được hỗ trợ.

6.4. Tiếp xúc ngoài da

Da tiếp xúc với HClO có thể gây phồng rộp, nhiễm trùng, đau rát và sưng loét. Vì thế, hãy rửa sạch da bằng nước 15 phút. Băng vết thương bằng vải sạch rồi đến bệnh viện cấp cứu.

HClO được biết đến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cần thận trọng khi tiếp xúc với acid này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất hóa học này và biết cách ứng dụng trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo