– Đã được chứng minh là an toàn.
– Không được nhầm lẫn khi sử dụng.
– Có lợi cho người tiêu dùng.
– Ngoài ra, việc sử dụng phụ gia phải được công khai trên bao bì sản phẩm, đảm bảo tuân thủ theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn sản phẩm.
– Người sản xuất phải công bố tên phụ gia sử dụng, hàm lượng phải ghi trên nhãn sản phẩm,…
– Nâng cao chất lượng và sự ổn định các sản phẩm thực phẩm.
– Duy trì giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.
– Duy trì tính cảm quan của thực phẩm.
– Phụ gia giúp tăng thêm một số tính chất cần thiết cho thực phẩm nhưng việc sử dụng nó trong thực phẩm còn nhiều tranh luận.
– Chất phụ gia thực phẩm chỉ được sử dụng khi: Không làm thay đổi chất lượng dinh dưỡng, độ ổn định của thực phẩm hoặc thuộc tính cảm quan của chúng; để duy trì chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc làm giảm có chủ định chất lượng của thực phẩm, tạo ra thực phẩm dùng cho nhóm người ăn kiêng đặc biệt,…
– Các phụ gia thực phẩm phải đạt yêu cầu kỹ thuật, tính đồng nhất và độ tinh khiết theo quy định.
– Các phụ gia thực phẩm phải được theo dõi liên tục, đánh giá về độc tính và phải có bằng chứng về khoa học.
– Tất cả các phụ gia thực phẩm đưa vào sử dụng đều phải được xem xét cẩn thận bằng việc đánh giá và thử nghiệm mức độ độc hại, liều lượng tối đa được sử dụng.
– Chỉ có các phụ gia thực phẩm đã được xác nhận đủ độ an toàn theo quy định và không gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng ở mọi liều mới được sử dụng.
Năm 2012 Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2012/TT-BYT về các quy định trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm, bao gồm các nguyên tắc chung, danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng cùng hàm lượng cho phép và mục đích sử dụng đối với từng loại phụ gia đó.
Hi vọng với bài viết trên, khi chế biến thực phẩm bạn có thể sử dụng phụ gia đúng cách an toàn và hiệu quả.
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Địa chỉ: 172 Hà Khẩu- Hạ Long- Quảng Ninh
Hotline: 0934566845- 0934561220
Website: https://hoachathaidang.com/