Chất Tạo Ngọt Trong Thực Phẩm

Chất tạo ngọt là gì?

CTT được sử dụng để làm phụ gia tạo vị ngọt thay thế cho đường, những hợp chất này thường không mang năng lượng nên cũng có thể sử dụng như một chất ngọt ăn kiêng có tác dụng giảm cân. CTT được chia làm hai loại chính đó là CTT tự nhiên và CTT nhân tạo.

Chất tạo ngọt tự nhiên là gì?

Không phải chỉ có đường mới tạo nên vị ngọt, còn rất nhiều loại phụ gia làm ngọt được chiết xuất hoặc sử dụng trực tiếp từ những chế phẩm tự nhiên.

Điển hình nhất trong số đó là mật ong, siro cây phong, chà là, mật đường mía, quả la hán,… và 3 loại hợp chất ngọt được tổng hợp từ thiên nhiên khác đó là xylitol, erythritol và stevia (chất làm ngọt 960).

Những CTT tự nhiên mang một hàm lượng calories nhất định và thường ít hơn rất nhiều so với đường kính trắng thông thường.

Chất làm ngọt nhân tạo là gì?

CTT nhân tạo hay CTT tổng hợp là thành phẩm khi tổng hợp các hợp chất hữu cơ cũng như vô cơ trong nhà máy và không tồn tại trong tự nhiên. So với những CTT tự nhiên, CTT nhân tạo được xem là những CTT nhất với khả năng làm ngọt cao gấp nhiều lần đường kính trắng thông thường.

Từ đó, những chất ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược tổng hợp,… với khối lượng sản xuất sản phẩm khổng lồ.

Chất tạo ngọt có tác dụng gì?

Chất ngọt góp mặt trong nhiều ngành nghề tiêu thụ khác nhau như công nghiệp thực phẩm, dược, mỹ phẩm… Vậy chất tạo ngọt có tác dụng gì? Nó có công dụng như thế nào?

Chất dùng tạo vị ngọt trong công nghiệp thực phẩm

Khi nhắc đến tác dụng của CTT thì đầu tiên phải kể đến chất tạo vị ngọt trong công nghiệp thực phẩm. Trong những nhà máy sản xuất có sản lượng lớn, việc sử dụng đường kính trắng tỏ ra quá tốn kém, thiếu hiệu quả và không mấy an toàn toàn cho sức khỏe.

Sự xuất hiện của các chất tạo ngọt với khả năng làm ngọt vượt trội đã mang đến một giải pháp an toàn và tiết kiệm hơn rất nhiều.

CTT cho bánh kẹo, cho đồ uống hay CTT thực phẩm thường là chất ngọt nhân tạo. Các loại thường thấy bao gồm: Aspartame tạo ngọt gấp 220 lần đường kính, Sucralose tạo ngọt gấp 600 lần đường kính, Saccharin tạo ngọt gấp 400 – 700 lần đường kính,…

Chất tạo ngọt cho người tiểu đường

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người mắc bệnh sẽ phải tuyệt đối tránh xa đường kính và các thực phẩm được chế biến từ đường kính trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Nhưng không phải vì thế mà người mắc bệnh tiểu đường không thể cảm nhận vị ngọt được nữa, mọi người vẫn có thể sử dụng những CTT thay thế đường như mật ong, đường dừa, syrup maple, syrup yacon, stevia, erythritol, xylitol….

Chất tạo ngọt trong nước giải khát

CTT trong nước giải khát cũng dần được cải thiện trong những năm gần đây. Với sự xuất hiện của các nhãn hàng nước giải khát có gas dành cho người ăn kiêng, mọi người có thể tận hưởng hương vị mà không cần phải quá quan tâm đến vấn đề sức khỏe.

Chất tạo ngọt kẹo cao su

Bên cạnh nước giải khát, CTT kẹo cao su cũng là một trong những công dụng được sử dụng khá rộng rãi. Hầu như toàn bộ nhãn hàng kẹo cao su trên toàn thế giới hiện nay đều sử dụng ít nhất một hợp chất ngọt nhân tạo thay cho những loại đường thông thường.

Công dụng của chất tạo ngọt trong ăn kiêng

Như đã nhắc đến, tác dụng chất tạo ngọt trong ăn kiêng cực kỳ quan trọng. Bởi đa số những loại CTT tổng hợp hiện nay đều là CTT không sinh năng lượng, vì thế khi vào cơ thể sẽ không thể hấp thu để tạo thành năng lượng khiến tăng cân.

Nhiều người trong chế độ giảm cân nghiêm ngặt đã loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn của họ, tuy nhiên nhiều người khác đã thay thế bằng chất ngọt không năng lượng và hưởng thụ những bữa ăn một cách bình thường nhất.

Chất tạo ngọt có ảnh hưởng gì không?

Chất tạo ngọt có hại không?

Không phải mọi chất ngọt đều không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số loại chất ngọt được tổng hợp từ gốc sodium cyclamate (CTT cyclamate) được các chuyên gia cảnh báo có thể gây ung thư ở người, thậm chí chúng còn bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều CTT tổng hợp được cấp phép lưu hành và hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tại Việt Nam, các sản phẩm tạo ngọt phổ biến được sử dụng rộng rãi như Aspartame, Acesulfame K, Lactose Mesh, Sorbitol, Maltodextrin,…

Chất tạo ngọt có thể gây ung thư không?

Trong quá khứ, đã từng có một số loại CTT bị cấm sản xuất và sử dụng vì độ nguy hiểm và khả năng gây ung thư cao. Tuy nhiên, những sản phẩm được nghiên cứu và cấp phép lưu hành lại cho thấy khả năng an toàn và phù hợp với sức khỏe cũng như khả năng hấp thu của cơ thể người.

Trong thực tế hiện nay, những nghiên cứu từ các cơ quan và tổ chức y tế thế giới cho thấy những nạn nhân bị ung thư bởi chất tạo ngọt chiếm tỷ lệ cực kỳ thấp. Và cũng chưa có bằng chứng rõ ràng để kết luận rằng một người sử dụng CTT lâu năm nằm trong nhóm được cấp phép có khả năng bị ung thư.

Chất tạo ngọt có tốt không?

Chất ngọt tự nhiên mang ít calories hơn đường kính và mang đến những yếu tố tích cực hơn đến cho cơ thể như:

  • Mật ong: Giúp làm chậm quá trình lão hóa, cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Xylitol: Giúp chắc răng và xương.
  • Stevia: Chứa các phytochemical và chất dinh dưỡng. Có thể giúp giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu và điều hòa insulin.
  • Erythritol: Là sản phẩm được đánh giá tốt nhất để thay thế cho đường kính. Erythritol còn có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa mức độ chất béo và cholesterol trong cơ thể.
  • Các loại syrup: Mang hàm lượng lớn các khoáng chất, vitamin, canxi, sắt,…

Top 10 loại chất tạo ngọt nên sử dụng hiện nay

1. Aspartame

Không chỉ riêng ở Việt Nam, Aspartame (hay còn gọi CTT e951) là sản phẩm phổ biến nhất với tỷ lệ sử dụng lên đến 65% trong thị phần các chất tạo ngọt trên toàn thế giới. Aspartame có độ ngọt cao hơn đường kính thông thường khoảng 200 lần.

2. Acesulfame Kali

Acesulfame Kali (CTT 950) cũng là một trong những chất ngọt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Acesulfame Kali không tổng hợp và tạo thành năng lượng, vì thế cơ thể sẽ hấp thụ trực tiếp và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.

3. Lactose 80/100/200 Mesh

Lactose 80/100/200 Mesh thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp thủy sản, thức ăn chăn nuôi và một số ít trong các ngành thực phẩm. Lactose 80/100/200 Mesh được tổng hợp từ các loại sữa cô đặc trong tự nhiên.

4. Maltodextrin

Maltodextrin có nguồn gốc từ các loại tinh bột và được tổng hợp thành một chất phụ gia cực kỳ phổ biến trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, bánh kẹo và đóng gói. Trong đó, Maltodextrin được xem như không thể thiếu trong các loại mỹ phẩm sử dụng trên da mặt với các chất dinh dưỡng và độ ẩm vốn có.

5. Sucralose

Sucralose (CTT e955) được sử dụng để thay thế đường dành cho những người ăn kiêng hoặc mắc triệu chứng đái tháo đường. Sucralose được xem như một chất ngọt phi dinh dưỡng và có độ ngọt cao nhất lớn hơn đường kính lên đến 1000 lần.

6. Sorbitol

Sorbitol được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành chế biến thuốc, đặc biệt là những loại thuốc liên quan đến trực tràng và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, Sorbitol cũng có thể làm chất phụ gia tạo ngọt trong thực phẩm, tạo bọt, làm giảm nhiệt độ đông lạnh của kem,…

7. Glycine

Glycine có khả năng điều vị khá tốt khi sử dụng như một chất phụ gia làm ngọt trong ngành công nghiệp thực phẩm. Mọi người thường ưa chuộng sử dụng loại Glycine để lấn át đi các vị đắng, chua, chát,… có trong thực phẩm và mang đến mùi vị ngọt dịu hơn.

8. Saccharin

Saccharin được xem như vua của các loại chất làm ngọt với sự xuất hiện lần đầu tiên đã hơn 100 năm. Saccharin có thể sử dụng để thay thế đường và có tác dụng tốt cho thực đơn của những người đang giảm cân.

9. Fructose

Fructose có cấu trúc hóa học khá giống với những loại đường tự nhiên thường thấy trong mật ong, trái cây hoặc rau củ. Vì thế, mọi người có thể sử dụng Fructose như một phương pháp thay thế các loại đường tự nhiên bình thường.

10. Dextrose

Dextrose là một chất phụ gia cực kỳ phổ biến trong dược phẩm, thực phẩm hoặc nước giải khát. Trong điều kiện tự nhiên, Dextrose có dạng bột màu trắng và có vị ngọt thấp hơn từ 20% – 50% so với Sucralose.

Hy vọng sau những chia sẻ về chất tạo ngọt và các công dụng, tác hại cũng như top 10 loại CTT nên sử dụng, mọi người đã tìm ra được sản phẩm ưng ý nhất với mình. Chúc mọi người thành công.

Thông tin liên hệ đặt hàng:

Địa chỉ: 172 Hà Khẩu- Hạ Long- Quảng Ninh

Hotline: 0934566845- 0934561220

Website: https://hoachathaidang.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo